Bài 01: Làm quen với Xcode

Làm quen với Xcode

Xcode là bộ công cụ miễn phí của Apple. Xcode được cung cấp cho lập trình viên để phát triển ứng dụng cho iOS và các nền tảng khác MacOS, WatchOS. Bạn có thể download Xcode tại đây. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bước để làm quen với Xcode.

Bước 1 : Khởi động Xcode

• Mở Xcode -> Chọn “Create a new Xcode project

tao Xcode project
Tạo một Xcode project

• Nếu khởi động Xcode mà không thấy màn hình “Welcome to XCode” thì có thể tạo project bằng cách sử dụng menu (File -> New -> New Project)

Bước 2: Chọn template cho ứng dụng

• Sau khi khởi động Xcode, màn hình chọn loại project muốn xây dựng sẽ xuất hiện. Chọn mục iOS -> Single View Application và click Next. Single View Application là project trắng và chỉ có một “màn hình” duy nhất

Single View Application

Bước 3: Cung cấp thông tin cho ứng dụng

Bước này yêu cầu cung cấp thông tin cho project như sau:

thong tin ung dung
Thông tin ứng dụng Xcode

Product Name: Tên ứng dụng, Xcode sẽ sử dụng thông tin này để đặt tên cho project và ứng dụng

Team: Đây chính là team (nhóm) sẽ cùng thực hiện project này

Organization Name: Tên nhóm, công ty hoặc tên lập trình viên (ô này có thể để trống nếu không muốn nhập)

Organization Identifier: Nhập địa chỉ trang web của lập trình viên nếu có. Nếu không có thể nhập tên bất kỳ, ví dụ: com.example

Bundle Identifier: Thông tin này được tạo tự động dựa trên Product Name và Organization Identifier ở trên

Language: Swift (đây là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để viết code). Nếu các bạn là người mới bắt đầu thì mình khuyên các bạn chọn Swift

Màn hình Wokspace

• Sau khi thực hiện 3 bước ở trên, Xcode sẽ mở 1 project với màn hình workspace. Quá trình tạo project mới hoàn thành

man hinh workspace
Màn Hình Workspace

Làm quen với Xcode

Các thành phần trong Workspace
  • ToolBar: Đây là thanh công cụ của Xcode. Tại đây có thể dùng để theo dõi trạng thái ứng dụng, chạy thử, bật tắt một vài thành phần giao diện khác.
  • Navigator area: Đây là nơi để xem cấu trúc project, trạng thái lỗi,…
  • Editor area: tại đây có thể viết code hoặc thiết kế giao diện.
  • Utility area: nơi cấu hình giá trị cho các thuộc tính của thành phần giao diện.

iOS Simulator

iOS Simulator là một bộ giả lập máy ảo để chạy thử ứng dụng. Thiết bị ảo này được xây dựng và hoạt động như thiết bị thật. Hỗ trợ bạn tất cả các dòng thiết bị của Apple (iPhone, iPad đủ các đời). Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn chạy máy ảo iOS.

  • Bước 1 : Trong Scheme pop-up menu, chọn bộ giả lập hay thiết bị mà muốn ứng dụng thực thi trên đó (ví dụ: iPhone Xr).
Chọn thiết bị giả lập
  • Bước 2: Click Run ở góc bên trái của Xcode toolbar hoặc có thể chọn Product -> Run (hoặc Command-R)
Run Xcode

Lưu ý: Nếu đây là lần đầu tiên chạy máy ảo, Xcode sẽ hỏi bạn có muốn enable developer mode hay không. Developer mode cho phép Xcode truy cập vào các tính năng debug mà không yêu cầu bạn nhập password mỗi lần chạy. Bạn hãy chọn Enable và làm theo hướng dẫn. Nếu bạn chọn Don’t Enable, bạn có thể bị hỏi password sau đó.

Enable Developer Mode

Kết quả bạn sẽ thấy một máy ảo là một iPhone Xr

Máy ảo iPhone Xr

Xem thêm video hướng dẫn tại đây.

Bạn có thể tham khảo khoá học lập trình iOS tại laptrinh0kho.com. Các khoá học từ cơ bản đến nâng cao, được thực tập doanh nghiệp. Bạn sẽ được cung cấp kiến thức có hệ thống với đội ngũ giảng viên giàu kinh thực tế và am hiểu sư phạm. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

LAPTRINH0KHO.COM

  • 138/36 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0347.750.760 (Kết bạn Zalo để tư vấn)
  • Email: laptrinh0kho@gmail.com
  • Website: www.laptrinh0kho.com
  • FanPage : laptrinh0kho.com